Welcome to Casablanca's Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đàn ông trên con đường sự nghiệp

Go down

Đàn ông trên con đường sự nghiệp  Empty Đàn ông trên con đường sự nghiệp

Bài gửi by casablanca8x 3/12/2012, 00:20

Đàn ông trên con đường sự nghiệp

http://www.trieuthanhweeklymagazine.com/doisong/rl1/danongtrenconduongsunghiep.html

Sự nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi người đàn ông. Nếu như người phụ nữ thường đặt gia đình lên trên tất cả thì với đa số đàn ông, sự nghiệp luôn được coi trọng và đặt lên trên cả yếu tố gia đình. Đàn ông có thành đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng trong tâm khảm và ý chí của mình, người đàn ông luôn mong muốn và phấn đấu không mệt mỏi để thành công trên con đường sự nghiệp
Người Trung Hoa xưa cho rằng, làm trai thì phải có chí làm nên nghiệp lớn, phải “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nghĩa là trước hết người đàn ông phải là người trụ cột trong gia đình, điều hành mọi việc lớn nhỏ, sau đó mới tiến tới việc thâu tóm quyền lực trong tay, cai trị đất nước và cao hơn nữa là làm chủ cả thiên hạ, để danh tiếng còn vang mãi về sau.
Còn ngày nay người đàn ông muốn làm nên nghiệp lớn không nhất thiết cứ phải là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, hay nói cách khác là phải trở thành ông chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty lớn... mà đơn giản chỉ là sự khẳng định vị trí tài năng của mình trên một cương vị nào đó, hay ở một vai trò quan trọng nào đó và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tập thể và xã hội. Nhưng điều đáng nói là sự khẳng định tài năng, danh tiếng quyền lực của đàn ông không phải là bằng cách bất chấp tất cả, chà đạp lên tất cả để đạt được những gì mình muốn. Mà sự khẳng định thành đạt phải được đi lên từ những tài năng nhiệt huyết thực sự, phải xuất phát từ chí lớn của một con người có nhân cách.
Thành công trong sự nghiệp chân chính không phải là sự chiếm đoạt hoặc từ những thủ đoạn xấu xa. Thành công chân chính là kết quả của sự phấn đấu không ngừng cho mục tiêu của mình, dựa chủ yếu vào thiên tư và năng lực sẵn có của bản thân. Thành công phải là kết quả của tình hữu ái, của sự giúp đỡ lẫn nhau trong một môi trường xã hội biết quan tâm và có trách nhiệm với nhau.
Vì thế qua thực tế cuộc sống và sự trải nghiệm của những người đã thành công trong sự nghiệp, có thể đưa ra một số tiêu chí sau đây để bạn trẻ rèn luyện ý chí, bồi dưỡng tài năng bản thân, từng bước khẳng định mình và “làm nên nghiệp lớn”.

* Sự tự tin:
Người thành đạt phải là người biết giá trị bản thân mình và có lòng tự tin mãnh liệt. Tôi phải là tôi chứ không thể là một người nào khác. Một người muốn thành công phải có lòng tự tin mới dám có kế hoạch lớn trong sự nghiệp. Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nếu ta biết được điểm mạnh của mình là gì, điểm yếu ở chỗ nào và đồng thời phân tích được những ưu nhược điểm của đối phương thì việc thành công có thể nắm trong tầm tay. Trong khi giải quyết các công việc, sự tự tin là động lực giúp ta mạnh mẽ, quyết đoán và hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất. Người thiếu tự tin sẽ làm việc một cách lúng túng, rụt rè không dám quyết đoán và luôn nghi ngờ vào chính mình. Nếu thiếu tự tin bạn sẽ rất khó đạt được sự thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.

* Khát vọng và chí tiến thủ:
Khát vọng sẽ giúp con người chuẩn bị điều kiện đầy đủ để đón thời cơ. Người thành công trong cuộc sống tin tưởng mình có khả năng dự đoán tình thế, luôn khao khát sự thành công. Con người luôn không bằng lòng với những gì mình có, điều này bao hàm cả mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực nằm ở chỗ khi chưa thấy thỏa mãn với chính mình, con người sẽ luôn luôn phấn đấu tới những cái cao xa, xa hơn, đặt ra cho mình những mục tiêu khó hơn và buộc mình phải đạt được những điều đó. Điều này sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ hơn và vượt lên chính mình. Luôn vươn tới điều cao hơn là đúng, nhưng bạn phải nhận thức được mục tiêu đó có tính hiện thực không, có phù hợp với khả năng của mình hay không. Nếu mục tiêu ta đặt ra nằm ngoài khả năng bản thân, không có tính thực tiễn mà vẫn dấn thân vào thực hiện thì thất bại là khó tránh khỏi.
Đàn ông muốn thành công phải có chí tiến thủ. Tuổi trẻ luôn có những hoài bão lớn lao trong cuộc sống, muốn được thể hiện mình và làm được một điều gì đó có giá trị cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Nhưng chỉ có hoài bão thôi chưa đủ mà bạn phải có năng lực và chí tiến thủ. Năng lực phải được trau dồi từ những bài học trên ghế nhà trường, trên giảng đường, học từ bạn bè, đồng nghiệp và những người đi trước, học từ trường đời. Có năng lực và có sự tự tin vào chính mình, bạn sẽ vững bước vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được thành công. Dù cho đôi lúc có thất bại thì vẫn phải phấn đấu vươn lên, tự vạch ra con đường đi cho mình, làm chủ được chính mình, không phụ thuộc vào người khác, không mong nhờ vào vận may rủi. Có như vậy mới sớm trở thành người thành đạt. Việc tạo lập cho mình một vị trí, một chỗ đứng như thế nào trong lòng mọi người, điều đó nằm ở chính khả năng của bạn.

* Tính khoa học và khả năng đánh giá sự việc, nắm bắt thời cơ
Trong cuộc sống, người thành công là người sống và làm việc một cách khoa học. Bạn hãy rèn luyện cho mình một phong cách sống có khoa học ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên. Phong cách đó sẽ ăn sâu vào lối sống, tác phong làm việc của bạn sau này. Bạn phải biết tự hoạch định cho mình những mục tiêu để phấn đấu, sắp xếp thời gian và công việc hợp lý. Giải quyết từng việc cụ thể một cách có hiệu quả, không để công việc chồng chéo lên nhau mà phải làm việc có nguyên tắc, giờ giấc qui củ. Từ những điều tưởng như nhỏ nhặt này, nếu thực hiện được nó sẽ góp phần tích cực vào thành công của bạn. Trong thực tiễn cuộc sống, mọi vật luôn biến đổi không ngừng thời thế sự việc thay đổi từng ngày. Bởi vậy người đàn ông muốn thành công trong sự nghiệp phải là người biết nắm bắt và đánh giá tình thế, phải chín chắn cân nhắc và suy nghĩ về những thay đổi đó, phải làm chủ được tình thế và hoàn cảnh, không lung lay tư tưởng và ý chí.
Trong bản chất của sự việc thường ẩn chứa những mặt tốt và xấu xong song song cùng tồn tại, vì vậy con người phải biết phân tích mặt được và không được của vấn đề có phương pháp xử trí kịp thời. Nếu là thời cơ tốt phải biết nắm lấy cơ hội, giành thế chủ động về phía mình, để phát huy khả năng vốn có, đạt thắng lợi cuối cùng.

* Tu thân, tích đức:
Muốn làm nên sự nghiệp lớn phải là con người có cái tâm trong sáng, hiền đức. Sự thành đạt phải được xây dựng trên nền tảng vững bền của sự chân chính, chứ không phải đạt được thành công bằng cách lừa thầy phản bạn, lợi dụng lòng tốt của người khác, lợi dụng lòng tốt của người khác, hay làm những việc phi pháp, vô đạo đức. Một con người thành công thường là người thẳng thắn thân thiện với mọi người. Họ không những có nghệ thuật khiến người khác không thù ghét mình mà còn có khả năng thu phục lòng người, làm người khác tin yêu, sẵn lòng hợp tác giúp đỡ. Một người được lòng tất cả mọi người chưa hẳn đã là người tốt, một người bị nhiều người ghét chưa hẳn đã là người xấu.
Trong sự phát triển chung của xã hội ngày nay, nhiều lúc con người muốn tồn tại cũng phải cạnh tranh lẫn nhau để giành quyền lợi về phía mình. Nhưng điều quan trọng là phải cạnh tranh lành mạnh, tự mình không hổ thẹn với chính mình mới xứng đáng là người giành chiến thắng.

Những tiêu chuẩn lập thân, lập nghiệp:
Bốn thái độ học tập (Cần và đủ cho một quá trình nảy sinh và tăng cường kiến thức)
1/- Thái độ cầu học (Động lực nội sinh, tự thúc đẩy mình vượt khó để học).
2/- Thái độ khiêm tốn (Tạo nên sự sáng suốt khi trau dồi kiến thức).
3/- Thái độ tìm tòi (Tạo nên sự khai phá khi tiếp cận thông tin).
4/- Thái độ sáng tạo (Làm nên những cá tính sắc sảo khi vận dụng kiến thức).

Mười kỹ năng ứng xử học vấn vào đời
1/- Kỹ năng ứng xử thông tin và giao tiếp xã hội
2/- Kỹ năng làm việc có hiệu quả trong một nhóm cộng đồng.
3/- Kỹ năng ứng xử về xã hội và nhân văn.
4/- Kỹ năng ứng xử tự nhiên và toán học
5/- Kỹ năng vận dụng ngoại ngữ và điện toán.
6/- Kỹ năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật.
7/- Kỹ năng phân tích và giải quyết các tình huống ứng xử.
8/- Kỹ năng ứng xử về tổ chức, điều hành và quản trị một bộ máy.
9/- Kỹ năng phòng vệ sự sống và gia tăng sức khỏe.
10/- Kỹ năng tự học, nâng cao trình độ cá nhân trong mọi tình huống.

casablanca8x
Cấp 6
Cấp 6

Tổng số bài gửi : 61
Join date : 21/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết